Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam chi tiết từ A – Z

Chùa Tam Chúc là một quần thể ngôi chùa lớn nhất tại Việt Nam. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam, và được ví von như là một Vịnh Hạ Long trên cạn. Trong bài viết hôm nay, noibai365 sẽ chia sẻ tới bạn đọc những kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc (Hà Nam) chi tiết nhất. Cùng theo dõi để có cho mình những thông tin cần thiết khi dự định đi tham quan chùa Tam Chúc.

Xem thêm: Biển Hải Thịnh(Nam Định) có gì đẹp?

Đôi nét về chùa Tam Chúc:

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Quần thể chùa Tam Chúc Ba Sao thuộc thị trán Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km.

Lịch sử hình thành chùa Tam Chúc:

Chùa Tam Chúng được xây dựng từ thời nhà Đinh, tức khoảng 1000 năm trước. khu chùa mới được xây dựng mới trên nền móng ngôi chùa cũ.

Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.

Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” ( Chùa Tam Chúc ngày nay).

Chùa Tam Chúc thờ ai?

Tại chùa Tam Chúc có thờ những vị quốc sư có công phát triển nền Phật giáo tại Việt Nam, có thể kể đến như: Sư Tổ Đạt ma, Thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Trụ trì của Chùa Tam Chúc:

Trụ trì chùa Tam Chúc hiện là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu. Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phó trụ trì chùa Tam Chúc là Thượng tọa Thích Minh Quang – Phó Chánh văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Cách di chuyển từ Hà Nội đi chùa Tam Chúc (Hà Nam):

Để di chuyển từ trung tâm Hà Nội đi chùa Tam Chúc, quý khác có thể sử dụng phương tiện công cộng, hoặc phương tiện cá nhân nhưu xe máy hoặc ô tô riêng để di chuyển đều khá thuận tiện.

Đối với xe:

Đường Giải Phóng - Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín - Phú Xuyên . Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý . Đi vào đường quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới Chùa Tam Chúc.

Đối với xe ô tô:

Từ Hà Nội có 3 lộ trình đi Chùa Tam Chúc:

  • Hướng 1: Đi theo hướng xe máy đi nêu trên
  • Hướng 2: Chạy ra Giải Phóng - Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu rẽ - Đến Cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ ròi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.
  • Hướng 3: Vẫn đi Pháp Vân Cầu Rẽ nhưng lên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa. Đây là đường tối ưu nhất vì đường thoáng và đi nhanh hơn.

Đi xe bus:

Di chuyển bằng cách này bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian đi lại và phải chuyển xe ít nhất 1 lần để đến được chùa. Nếu muốn đi bằng xe bus từ Hà Nội bạn bắt tuyến bus 206 xuất phát từ bến xe Giáp Bát đi Phủ Lý. Giá vé khoảng 35.000đ/lượt.

Đi xe khách:

Đây là phương tiện được nhiều người lựa chọn nhất. Bạn bắt xe khách tuyến Hà Nội – Hà Nam, giá vé khoảng 50.000đ/người. Dừng xe tại thị trấn Ba Sao rồi bắt xe ôm hoặc taxi đi tiếp vào chùa.

Thời điểm đẹp nên đi du lịch khám phá chùa Tam Chúc:

Mỗi ngày, chùa Tam Chúc sẽ mở cửa đến 21h tối để du khách có thể vào tham quan và vãn cảnh chùa.

Mỗi thời điểm chùa sẽ có một nét đẹp riêng. Buổi tối huyền ảo với ánh đền thắp sáng lung linh; buổi sáng thanh tinh, mang một vẻ đẹp hoang sơ hòa cùng thiên nhiên.

Theo chia sẻ kinh nghiệm từ một số người từng đi tham quan chùa Tam Chúc thì thời điểm đẹp nhất trong năm là vào tháng 1 – tháng 3 và tháng 8 – tháng 10 hằng năm.

Đây là những thời điểm thời tiết dịu mát, cùng với đó có nhiều hoạt động, lễ hội vô cùng nhộn nhịp.

Chi phí tham quan chùa Tam Chúc (Hà Nam)

Tùy vào phương tiện bạn di chuyển mà sẽ có mức phí khác nhau.

 Gửi xe máy : 15k/xe

Vé Chùa Tam Chúc sẽ có 2 lựa chọn:

  • Đi thuyền: 200k/người/ lượt đi về
  • Đi xe điện: 90k/người/lượt đi về

Tại bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ (nước uống, mì tôm, xúc xích, bánh kẹo,…)

Các khu vực nên đến tham quan tại chùa Tam Chúc:

Chùa Ngọc:

Hay còn được gọi là Đàn Tế Trời, là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc được xây dựng trên đinh núi Thất Tinh, du khách cần leo khoảng 200 bậc thang để lên được đến chùa. Hiện trong chùa đang đặt 3 bức tượng Phật được làm hoàn toàn từ đá granit nhập khẩu Ấn Độ cùng 1 pho tượng Phật bằng ngọc vô cùng quý hiếm.

Điện Tam Bảo

Điện Tam Bảo là nơi đầu tiên du khách thấy được sau khi bước vào cổng chùa. Điện Tam bảo có diện tích rất lớn lên tới 5100m2, có thể chứa được cùng lúc 5000 người. Trong điện gồm 3 bức tượng Phật làm bằng đồng, mỗi bức có trọng lượng lên tới 80 tấn. Đằng sau mỗi tượng Phật sẽ là một cánh sen dát vàng.

Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni

Đây là khu vực có đặt bức tượng Phật khổng lồ nặng tới 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á hiện nay.

Vườn Kinh

Đây là nơi người ta đặt 99 cột đá, mỗi cột có trọng lượng khoảng 200 tấn, cao 13.5m. Trên các cột đá này sẽ được khắc những kinh để du khách khi đến tham quan, vãn cảnh chùa có thể vừa ngắm nhìn thiên nhiên vừa tụng kinh cầu nguyện.

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc là khu thời hoàng hậu nhà Đinh là Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền, trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã từng đến đây chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh lập đền thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt tại đây.

Xem thêm: Cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại chuyên nghiệp như máy ảnh

Một số lưu ý khi đi tham quan chùa Tam Chúc:

  • Khu du lịch chùa Tam Chúc có diện tích lên tới 4000 ha. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ để tránh mất thời gian đi lòng vòng.
  • Vào những dịp lễ, Tết thường rất đông. Phương tiện nhanh và tiện nhất là đi xe ôm, nếu đi thuyền hay xe điện thường phải chờ rất lâu.
  • Khi bước vào cửa chùa hoặc cửa điện, bạn nên đi cửa bên, bước qua bậu cửa chứ không dẫm lên bậu cửa.
  • Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. Quãng đường phải đi bộ khá nhiều, bạn nên đi giày thể thao hoặc giày bệt thay vì đi giày cao gót.
  • Ngày lễ, Tết rất đông du khách, an ninh không được đảm bảo. Bạn nên chú ý tránh bị móc túi hay giật đồ.

Bài viết nổi bật

    Quãng đường

    Thời gian

    Giá tiền

    HOTLINE  0854.546.546

    Bài viết mới

    BÀI VIẾT XEM THÊM

    Xe của Nội Bài 365

    Phục vụ nhiệt tình, đúng lịch, giá cả cạnh tranh nhất thị trường, xe mới, đội ngũ lái xe chuyên nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi: